Sách nói Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế 2

Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế 2

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • 30
  • 31

Giới thiệu nội dung

Ngày 12 tháng 5 năm 1999, tờ "Thương Báo Thành Đô" đã tạo sự xôn xao trong dư luận Trung Quốc với bài viết mang tiêu đề "Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế". Tác giả của bài viết, Lôi Bình, cho biết cô gái Lưu Diệc Đình, 18 tuổi và đến từ Thành Đô, đã đạt được một thành tích ấn tượng khi cùng một lúc được chấp nhận bởi bốn trường đại học danh tiếng tại Mỹ. Trong số những trường này, có Đại học Harvard, với một học bổng toàn phần hàng năm trị giá hơn 30 nghìn USD, đủ để Lưu Diệc Đình theo học và sinh hoạt cho đến khi tốt nghiệp.

Bốn trường đại học danh tiếng này bao gồm Đại học Harvard, Đại học Columbia, Học viện Wellesley và Học viện Mount Holyoke. Học viện Wellesley nổi tiếng và đã từng đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng như phu nhân cựu tổng thống Mỹ Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Korbel Albright, Tống Mỹ Linh và Băng Tâm. Cả hai trường Đại học Columbia và Học viện Mount Holyoke cũng là những trường danh giá hàng đầu trên thế giới và hàng năm có số lượng thí sinh đăng ký thi vào các trường này rất đông đảo, thậm chí cả học sinh Mỹ cũng gặp khó khăn trong việc đỗ vào các trường này.

Lưu Vệ Hoa và chồng đã quyết định viết chung cuốn sách về con đường tư duy mới trong cách nuôi dạy con của họ thông qua quá trình trưởng thành của cô con gái giỏi giang Lưu Diệc Đình. Con đường mới ấy là “bắt đầu từ mốc 0 tuổi, bồi dưỡng toàn diện có thể phát triển và duy trì toàn bộ các tố chất”. Đứa con duy nhất của bà chính là đối tượng của con đường tư duy ấy, toàn bộ nội dung cuốn sách là đường đi nước bước tỉ mỉ cách mà bà đã dạy con thành tài, như một báo cáo thực nghiệm, ghi lại quá trình tiến hành “cá tính hóa” việc dạy con.

Với Lưu Vệ Hoa, mỗi đứa trẻ có một cách dạy dỗ khác nhau, tùy theo tính cách, đặc điểm của giáo dục tố chất là cá tính hóa sự bồi dưỡng, chứ không phải là một lưỡi dao, cứ thế đẽo gọt.

Quan điểm cơ bản của bà mẹ ấy là “giúp con thực hiện cái Tôi một cách đầy đủ nhất”, chứ không phải “thực hiện giấc mơ của cha mẹ thông qua con cái”. Đơn giản bởi vì xét cho cùng, đường đời của con chỉ có thể do con tự lựa chọn, cái mà cha mẹ có thể làm chủ yếu là bồi đắp thực lực và năng lực tự lựa chọn cho con. Bà chưa bao giờ ép con phải đạt được cái này cái kia, thi đỗ vào trường này trường nọ, bởi con trẻ và xã hội đều đang ở trong quá trình phát triển, tương lai có rất nhiều sự đổi khác, chỉ cần định hướng đúng, không từ bỏ con đường đã chọn là được.

Trang tổng hợp những sách nói hay, truyện audio, mới nhất, chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí.