Sách nói Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế (Tập 1)

Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế (Tập 1)

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • 17
  • 18
  • 19
  • 20
  • 21
  • 22

Giới thiệu nội dung

Lý do em phải đến Harvard để học kinh tế là vì cuốn sách tuyệt vời của Lưu Vệ Hoa và Trương Hân Vũ, mẹ và cha dượng của cô bé Lưu Diệc Đình - được biết đến như "cô gái Harvard" - một người mà giới trẻ Trung Quốc hâm mộ về khả năng học tập và nuôi dạy con cái. Cuốn cẩm nang này đã trở thành một cuốn sách bán chạy nhất liên tục trong 16 tháng, với số lượng bản in lên tới gần 3 triệu bản, gây sốt và nhận được sự quan tâm tích cực từ phụ huynh.

Nhân vật chính của cuốn sách này là Lưu Diệc Đình, người đã thi đỗ vào trường trung học ngoại ngữ Thành Đô vào năm 1996 sau một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Sau những nỗ lực không ngừng và những thành tích xuất sắc, vào năm 1999, cô đã nhận được giấy nhập học và học bổng toàn phần từ bốn trường Đại học ở Hoa Kỳ, trong đó có Harvard. Sau đó, cô theo học chuyên ngành Kinh tế học và Toán ứng dụng tại Harvard và tốt nghiệp vào tháng 6 năm 2003. Sau khi tốt nghiệp, cô đã làm việc tại tập đoàn tư vấn nổi tiếng Boston Consulting Group ở Boston. Hiện tại, cô đã định cư tại Mỹ.

Lưu Vệ Hoa và chồng đã quyết định viết chung cuốn sách về con đường tư duy mới trong cách nuôi dạy con của họ thông qua quá trình trưởng thành của cô con gái giỏi giang Lưu Diệc Đình. Con đường mới ấy là “bắt đầu từ mốc 0 tuổi, bồi dưỡng toàn diện có thể phát triển và duy trì toàn bộ các tố chất”. Đứa con duy nhất của bà chính là đối tượng của con đường tư duy ấy, toàn bộ nội dung cuốn sách là đường đi nước bước tỉ mỉ cách mà bà đã dạy con thành tài, như một báo cáo thực nghiệm, ghi lại quá trình tiến hành “cá tính hóa” việc dạy con.

Với Lưu Vệ Hoa, mỗi đứa trẻ có một cách dạy dỗ khác nhau, tùy theo tính cách, đặc điểm của giáo dục tố chất là cá tính hóa sự bồi dưỡng, chứ không phải là một lưỡi dao, cứ thế đẽo gọt.

Quan điểm cơ bản của bà mẹ ấy là “giúp con thực hiện cái Tôi một cách đầy đủ nhất”, chứ không phải “thực hiện giấc mơ của cha mẹ thông qua con cái”. Đơn giản bởi vì xét cho cùng, đường đời của con chỉ có thể do con tự lựa chọn, cái mà cha mẹ có thể làm chủ yếu là bồi đắp thực lực và năng lực tự lựa chọn cho con. Bà chưa bao giờ ép con phải đạt được cái này cái kia, thi đỗ vào trường này trường nọ, bởi con trẻ và xã hội đều đang ở trong quá trình phát triển, tương lai có rất nhiều sự đổi khác, chỉ cần định hướng đúng, không từ bỏ con đường đã chọn là được.

Trang tổng hợp những sách nói hay, truyện audio, mới nhất, chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí.