Sách nói Nhà Thờ Đức Bà Paris

Nhà Thờ Đức Bà Paris

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14

Giới thiệu nội dung

Nhà thờ Đức Bà Paris được coi là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách sáng tác theo xu hướng lãng mạn của Victor Hugo. Thành công của tác phẩm đã giúp ông trở thành một nhà văn nhân đạo và lãng mạn hàng đầu của Pháp.

Với cốt truyện bi thảm và nặng nề, các tình tiết được sắp xếp một cách khéo léo, mang đến sự kịch tính và hình ảnh phong phú, Victor Hugo đã tạo ra một bức tranh nhỏ về xã hội Pháp thế kỷ XV. "Bên cạnh ngôi nhà thờ cổ kính, Victor Hugo đã xây dựng một tòa nhà thờ khác bằng thi ca, mạnh mẽ như nền móng và cao ngất như dãy tháp của ngôi nhà thờ kia".

Victor-Marie Hugo (tiếng Pháp) (26 tháng 2, 1802 - 22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà văn, chính trị gia thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp.

Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1831) hay Les Contemplations (1856). Nhưng ông cũng thể hiện vai trò của một nhà thơ dấn thân chống Napoléon III bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende des siècles (1859 và 1877). Thành công vang dội của hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris và Những người khốn khổ đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. Về kịch, ông đã trình bày thuyết kịch lãng mạn trong bài tựa của vở kịch Cromwell (1827) và minh họa rõ nét thể loại này ở hai vở kịch nổi tiếng Hernani (1830) và Ruy Blas (1838).

Victor Hugo đã cống hiến lớn lao cho sự đổi mới thơ ca và sân khấu. Ông được người đương thời ngưỡng mộ nhưng cũng gây ra tranh cãi ở một số tác gia hiện đại. Cuộc lưu đày 20 năm trong đế chế thứ hai của ông đặt ra sự suy ngẫm cho nhiều thế hệ về vai trò của một nhà văn trong đời sống chính trị xã hội.

Những lựa chọn mang tính đạo đức và chính trị của Victor Hugo, cùng với những kiệt tác văn học đã đưa ông trở thành gương mặt nổi bật của thời đại đó. Khi qua đời, Victor Hugo được nhà nước cử lễ quốc tang và thi hài ông được đưa vào điện Panthéon.

Trang tổng hợp những sách nói hay, truyện audio, mới nhất, chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí.