Giới thiệu nội dung
Trong cuốn sách này, Taleb đề cập đến những suy nghĩ sai lầm của con người về sự ngẫu nhiên. Theo đó, con người thường:
- Đánh giá quá mức quan hệ nhân – quả. Ví dụ, họ gán quá nhiều thành công cho những thành công trong quá khứ và vô tình bắt chước các đặc điểm mà họ nhầm là nguyên nhân mang lại thành công.
- Giải thích thế giới một cách đơn giản hơn thực tế. Luôn cố gắng giải thích những sự kiện ngẫu nhiên bằng cách không ngẫu nhiên. Hai thiên kiến trên được thể hiện một cách tinh tế thông qua ba phần:
- Cảnh báo của Solon: Cuốn sách phân tích sự phức tạp và không thể dự đoán được của các sự kiện hiếm gặp (thiên nga đen) trong lịch sử và thực tế cuộc sống, cũng như tác động nghiêm trọng của những sự kiện hiếm gặp đó đến cuộc sống và thị trường.
- Con khỉ và chiếc máy đánh chữ: Qua các ví dụ và kinh nghiệm cá nhân, tác giả trình bày những suy nghĩ sai lầm về xác suất và sự ngẫu nhiên, bao gồm suy nghĩ sai lầm về sự sống sót và suy nghĩ méo mó về xác suất và ngẫu nhiên.
- Sáp trong tai: Cuốn sách trình bày cách con người đối mặt với sự không chắc chắn và một số mánh khóe để vượt qua nó.