Sách nói Yêu Thương Không Cấm Đoán

Yêu Thương Không Cấm Đoán

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14

Giới thiệu nội dung

Khi trượt tuyết, nếu bạn sợ hãi và cố gắng ngả người về phía sườn núi, kiểu gì bạn cũng ngã. Nhưng ngược lại, nếu lao người về phía con dốc, chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì cả. Trượt tuyết là môn thể thao đi ngược lại với bản năng của con người. Càng lao mình về phía dốc, chúng ta càng lạng lách một cách dễ dàng.

Giáo dục con cũng tương tự như vậy, những lúc con muốn làm theo ý mình, bố mẹ cũng nên buông mình theo con. Chắc chắn các con sẽ trượt trơn tru, nhịp nhàng hơn chúng ta tưởng. Quan trọng là khi ấy bố mẹ phải liên tục trao đổi với con. Nếu bạn không trao đổi được với con, bạn sẽ không cải thiện được bất cứ thứ gì. Tôi cho rằng, chính đối thoại mới là chốt an toàn duy nhất cho gia đình.

“Tôi có hai con trai. Cả hai đều không thích trường học cho lắm, tuy vậy tôi vẫn chưa từng nhắc con “học đi, làm bài tập đi”. Chính bởi bản thân tôi cũng không đánh giá cao tính giáo dục của nhà trường. Vậy các con tôi đã trở thành những người như thế nào? Chỉ mới mười mấy tuổi đầu, lúc ấy các con tôi chẳng khác nào đã tự mình nhảy một cú ngoạn mục chệch hẳn khỏi đường ray ổn định của cuộc đời. Nếu không còn mong đợi gì nơi trường học, chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên làm như thế nào để con cái của trẻ “vươn lên bằng năng lực của chính mình”?

Đọc hết cuốn sách này rồi các bạn sẽ thấy, ngay chính bản thân tôi trong quá trình giáo dục con cái cũng đã va phải biết bao chướng ngại, nếm trải biết bao thất bại khôn lường. Về phương diện dạy “năng lực sinh tồn” cho trẻ có thể cách nuôi dạy con của gia đình Ohmae chưa hẳn đã mười phân vẹn mười, nhưng có thể lấy đó là thước đo để yên tâm vượt vũ môn trong tiếng thở phào nhẹ nhõm”

(Ohmae Kenichi)

Cuốn sách đã nhận được nhiều sự yêu mến của độc giả:

Cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức của tôi về vấn đề điểm số và xếp hạng của con tôi tại trường; đồng thời tôi cũng không còn cảm thấy áp lực mỗi khi con tôi mải chơi game quên cả việc học nữa. Đọc xong cuốn sách, tôi đã học hỏi từ Ohmae Kenichi được khá nhiều điều, đặc biệt là vấn đề học cách buông mình theo con, và cố gắng trở thành bạn đồng hành luôn có chung tiếng nói với con. Tôi biết, trong thời đại xã hội trọng bằng cấp và thích môi trường làm việc ổn định, lương hấp dẫn như hiện nay, thì tư tưởng giáo dục của Ohmae Kenichi sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng thế giới muôn màu, và bạn có thể lựa chọn một hướng đi không giống ai khác cho chính bản thân và gia đình bạn. Và dù thế nào thì chưa chắc việc trở thành con ngoan, trò giỏi đã là người có năng lực sinh tồn cao và thích ứng nhanh được với xã hội đầy biến động như hiện nay.

(Độc giả Kubota)

Kenichi Ohmae là một nhà lý thuyết tổ chức, chuyên gia tư vấn quản lý người Nhật, nguyên Giáo sư và Trưởng khoa của Trường Quản lý công UCLA Luskin, và tác giả, nổi tiếng về phát triển mô hình 3C. Là một nhà lý thuyết tổ chức của Nhật Bản, chuyên gia tư vấn quản lý, nguyên Giáo sư và Trưởng khoa UCLA Luskin School of Public Affairs, và tác giả, nổi tiếng về phát triển mô hình 3C.

Ohmae đã giới thiệu các phương pháp quản lý của Nhật Bản cho một đối tượng phương Tây rộng lớn, đặc biệt là thực hành của Toyota về sản xuất đúng lúc. Ông cũng vạch ra sự khác biệt giữa các công ty Nhật Bản và phương Tây, cụ thể:

chặng đường lập kế hoạch chiến lược dài của các công ty Nhật Bản chân trời quy hoạch ngắn dựa trên tư duy giá trị cổ đông của các công ty phương Tây Thông qua nhiều ấn phẩm của mình, ông đã đặt ra nhiều thuật ngữ vẫn được sử dụng ngày nay. Trong những năm 1980, ông đã dự đoán và mô tả toàn cầu hóa là hiện tượng nổi bật trong nền kinh tế thế giới.

Trang tổng hợp những sách nói hay, truyện audio, mới nhất, chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí.