Giới thiệu nội dung
Suối nguồn phát sinh của đạo Phật chính là sự giác ngộ về Tứ Diệu Đế - sự thật về cuộc đời. Do đó, đạo Phật mang tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là kết quả tất nhiên của giác ngộ, bởi vì giác ngộ đưa ta đến sự thức tỉnh và giải phóng. Những người giác ngộ không còn bị trói buộc bởi sai lầm và bị đắm chìm trong cuộc đời, họ trở nên tự do và vượt ra khỏi những điều tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.
Những người giác ngộ luôn mang tâm niệm giải thoát, không tham vọng, không cố chấp. Điều này cho thấy tính cách vượt lên trong thái độ dấn thân vào cuộc đời của họ. Tính cách vô trước của hành động là một bằng chứng cụ thể cho sự hiện hữu của giác ngộ. Vô trước có nghĩa là không bị dính vào bất cứ điều gì. Những người giác ngộ không chỉ không bị dính vào tham vọng, quyền hành và lợi danh, mà còn không bị dính vào các quan điểm và phân biệt nhân ngã có tính cách tri thức. Đây chính là thái độ tự do, vô tâm, vô trú của các bậc Bồ tát được miêu tả trong Kinh Kim Cương Bát Nhã.
Để thảo luận về đạo Phật và cuộc đời, chúng ta cần hiểu rõ những điểm này về giáo lý, bao gồm các nguyên tắc vượt lên, dấn thân và vô trước, để tránh sai lầm căn bản.
Ngay cái mệnh đề đạo Phật đi vào cuộc đời cũng đã không được ổn thỏa, bởi vì phân tích nó ta sẽ có cảm tưởng đạo Phật là một cái gì đang ở bên ngoài cuộc đời và vì vậy cần phải đem nó đi vào trong cuộc đời. Sự thực thì không phải như vậy. Đạo Phật đã được phát sinh từ trong lòng của cuộc đời, đã được nuôi dưỡng bởi cuộc đời và đang tồn tại vì cuộc đời.
Đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ.
Chừng nào sinh lực của đạo Phật được trông thấy dào dạt trong mọi hình thức của sự sống, chừng đó ta mới có thể nói được rằng đạo Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời.
Sinh lực ấy được nhận thức qua những dấu hiệu sau đây mà chúng tôi xin lần lượt trình bày:
-
Sự hiện diện vô hành của đạo đức
-
Sự hiện diện của ngôn ngữ đạo đức
-
Sự hiện diện hữu hành của đạo đức
Về tác giả
[Sách của tác giả]Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam. Ông đồng thời cũng là người sáng lập tông phái Truyền thống Làng Mai, được lịch sử công nhận là nguồn cảm hứng chính và là người đưa ra khái niệm Phật giáo dấn thân
Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư Ông Làng Mai – là một bậc thầy hướng dẫn tâm linh có ảnh hưởng lớn trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà thơ, một nhà hoạt động cho hòa bình và được nhiều người biết đến qua các bài giảng cũng như qua các cuốn sách nổi tiếng về chánh niệm và về hòa bình. Mục sư Martin Luther King từng gọi Thiền sư là “một tông đồ của hòa bình và bất bạo động” khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong đem đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm, đến với xã hội Tây phương và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân cho thế kỷ XXI.
Sinh năm 1926 tại miền Trung Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia ở tuổi 16 tại chùa Từ Hiếu, cố đô Huế. Vào đầu những năm 50, khi còn là một tỳ kheo trẻ, Thiền sư đã tích cực dấn thân trong phong trào làm mới đạo Bụt. Người là một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam tìm học thêm những môn tân học tại các trường đại học ở Sài Gòn và cũng là một trong những tu sĩ đầu tiên đạp xe đạp trên đường phố vào thời bấy giờ.
Thông tin xuất bản
Công ty phát hành | Thái Hà Books |
Năm xuất bản | 2022 |
Số trang | 180 |