Sách nói Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng - Nguyên Phong

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng - Nguyên Phong

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7

Giới thiệu nội dung

Sau gần 100 năm kể từ khi được xuất bản ở châu Âu, cuốn sách Mystyquet et Magiciens du Tibet của tác giả người Pháp Alexandra David - Neel đã được phát hành tại Việt Nam dưới tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách này đưa người đọc vào một hành trình đầy kinh ngạc qua vùng đất Tây Tạng, nơi tác giả khám phá các bí mật về huyền thuật của các đạo sĩ.

Ban đầu, tác giả Alexandra David - Neel đến Tây Tạng với ý định tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đang lánh nạn tại Ấn Độ do xung đột chính trị với triều đại Mãn Thanh. Tuy nhiên, cô đã bị cuốn hút bởi những bài học và bí mật của huyền thuật Tây Tạng, cùng những chỉ dẫn sâu xa từ các vị đạo sư. Vì vậy, cô đã đi sâu vào vùng đất này trong 12 năm để tìm hiểu và ghi chép lại tất cả những gì mình biết được về huyền thuật Tây Tạng. Cuối cùng, tác giả đã xuất bản cuốn sách Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng như một công trình nghiên cứu quan trọng về vùng đất đầy bí ẩn này.

Trước đây, huyền thuật Tây Tạng chỉ được biết đến như những câu chuyện hư cấu về phù phép, bùa chú hoặc bị các nhà nghiên cứu Phật học chính thống ở phương Tây xem là mê tín dị đoan. Tuy nhiên, với kiến thức Phật học của mình, tác giả Alexandra David - Neel đã trở thành người phụ nữ ngoại quốc đầu tiên đặt chân đến Tây Tạng để tận mắt chứng kiến và ghi chép lại những hiện tượng kì bí của huyền thuật Tây Tạng.

huyen-thuat-va-cac-dao-si-tay-tang.png

“Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ như vậy nếu họ không đặt chân đến đây, nếu họ không trầm mình vào bầu không khí trang nghiêm tĩnh lặng, nếu họ không biết lắng nghe những âm thanh mơ hồ trong gió, hay nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ chập chờn trong sương mù, hư hư thực thực.” – Lời Alexandra trong tập sách.

Alexandra David - Neel đã cố gắng giải thích các hiện tượng siêu nhiên của huyền thuật Tây Tạng dưới góc nhìn sắc bén và kiến thức thu thập được trong cuộc hành trình của mình. Trong tập sách "Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng", tác giả đã kể lại những câu chuyện về bí thuật của các đạo sĩ Tây Tạng, phương pháp tu tập - thiền định của họ và cả những truyền thuyết bà được nghe kể dọc chặng đường.

Trước khi lên đường khám phá Tây Tạng, Alexandra đã là một học giả nổi tiếng về Phật giáo, tuy nhiên, mỗi câu chuyện về các đạo sĩ hoặc truyền thống tu tập của họ đều khiến bà cảm thấy lạ lẫm. Tây Tạng, một vùng đất kỳ bí, đã khiến Alexandra không thể giải thích những gì xảy ra theo cách suy nghĩ của một nhà nghiên cứu hay ít nhất là của một người phương Tây.

Tác giả Nguyên Phong (GS John Vu) du học ở Mỹ từ năm 1968. Ông từng là Kỹ sư trưởng, CIO của Tập đoàn Boeing ở Mỹ. Ông được biết đến là Giáo sư John Vu - nhà khoa học uy tín về công nghệ thông tin.

Nguyên Phong là bút danh của bộ sách văn hóa tâm linh được dịch, viết phóng tác từ trải nghiệm, tiềm thức và quá trình nghiên cứu, khám phá các giá trị tinh thần Đông phương. Ông đã viết phóng tác các tác phẩm bất hủ Hành trình về phương Đông năm 24 tuổi (1974). Các tác phẩm của ông được mọi người biết đến như:

Thông tin xuất bản

Công ty phát hànhFirst News - Trí Việt
Trang tổng hợp những sách nói hay, truyện audio, mới nhất, chất lượng cao và hoàn toàn miễn phí.